Lịch sử Cộng_hòa_Dân_chủ_Đức

Trước khi Thế chiến II kết thúc, vùng sau này sẽ được gọi là Đông Đức trên thực tế nằm ở trung tâm nhà nước Đức và vì thế được gọi là "Mitteldeutschland" (Trung hay Trung Đức). Ở phía đông của các con sông Oder và Neisse là các tỉnh Phổ rộng lớn: Pomerania, Đông Phổ, Tây Phổ, Thượng SilesiaHạ Silesia, và phía đông Neumark của Brandenburg. Trong Thế chiến II, các lãnh đạo Đồng Minh quyết định tại Hội nghị Yalta rằng biên giới Ba Lan thời hậu chiến sẽ được di chuyển về hướng tây đến giới tuyến Oder-Neisse, và "Trung Đức" cũ khi đó trên thực tế là giới hạn phía đông của nước Đức.

Các phác thảo vùng thời hậu chiến

Tại Hội nghị Potsdam Đồng minh trên thực tế sáp nhập các tỉnh và các vùng của Đức phía đông giới tuyến Oder-Neisse.

Những cuộc thảo luận tại Yalta và Potsdam cũng vạch ra kế hoạch chiếm đóng và quản lý nước Đức thời hậu chiến dưới một Hội đồng Kiểm soát Đồng Minh, hay ACC, của bốn cường quốc gồm Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Liên bang Xô viết. Tại Hội nghị Potsdam mùa hè năm 1945, sau khi chiến sự tại châu Âu chấm dứt, Pháp, Anh Quốc, Hoa Kỳ và Liên Xô quyết định chia Đức thành bốn vùng chiếm đóng. Mỗi nước kiểm soát một phần của Đức cho tới khi chủ quyền của Đức được khôi phục.

Länder (các bang) Mecklenburg-Vorpommern, Brandenburg, Saxony, Saxony-Anhalt, Thuringia, thuộc Vùng Liên Xô tại Đức (trong tiếng Đức: Sowjetische Besatzungszone, hay SBZ). Những phản đối của Liên Xô với những thay đổi về kinh tế chính trị tại các vùng chiếm đóng phía tây (Hoa Kỳ, Anh và Pháp) dẫn tới việc nước này rút khỏi ACC năm 1948 và sau đó SBZ phát triển thành Đông Đức, gồm cả khu vực Berlin do Liên Xô chiếm đóng. Đồng thời các vùng chiếm đóng phía tây được củng cố để hình thành nên Tây Đức (hay Cộng hoà Liên bang Đức, FRG).

Chính thức, cả các Đồng minh phương Tây và những người cộng sản đều cam kết duy trì một nước Đức thống nhất sau cuộc chiến tại Thoả thuận Potsdam năm 1945, ít nhất trên giấy tờ. Bản Ghi chú Stalin năm 1952 đề xuất thống nhất nước Đức và sự rút lui của siêu cường khỏi Trung Âu, nhưng Hoa Kỳ và đồng minh của mình từ chối. Stalin chết đầu năm 1953. Dù chính trị gia nhiều quyền lực của Liên Xô Lavrenty Beria trong một thời gian ngắn có theo đuổi ý tưởng thống nhất nước Đức sau cái chết của Stalin, ông đã bị bắt và tước bỏ quyền lực sau một vụ đảo chính hồi giữa năm 1953. Người kế nhiệm ông, Nikita Khrushchev, bác bỏ hoàn toàn ý tưởng bàn giao đông Đức để rồi bị sáp nhập, đánh dấu sự chấm dứt của bất kỳ một sự xem xét nghiêm túc nào với ý tưởng thống nhất cho tới khi Cộng hòa Dân chủ Đức tổ chức trưng cầu sáp nhập nước Đức vào cuối năm 1989.

Khi nước Đức bị phân chia sau chiến tranh, Berlin, thủ đô cũ của Đức, bị chia thành bốn khu vực. Đông Đức và phần còn lại của Khối Đông Âu coi Đông Berlin là thủ đô của Đông Đức, dù về mặt pháp lý điều này bị tranh cãi bởi các Đồng Minh phương Tây bởi toàn bộ thành phố về chính thức bị coi là một lãnh thổ chiếm đóng bị quản lý bởi thiết quân luật thông qua Hội đồng Kiểm soát Đồng Minh. Trên thực tế, Hội đồng Kiểm soát Đồng Minh nhanh chóng trở nên bất hoà khi cuộc Chiến tranh Lạnh trở nên căng thẳng, và chính phủ Đông Đức bỏ qua những giới hạn kỹ thuật của luật pháp về việc Đông Berlin sẽ liên kết thế nào với Cộng hoà Dân chủ Đức.

Xung đột về vị thế của Tây Berlin dẫn tới cuộc Phong toả Berlin, khi chính phủ Xô viết cấm quá cảnh đường bộ giữa các vùng phía tây của Đức và Tây Berlin, dãn tới cuộc Không vận Berlin trên quy mô lớn.

Phân chia quốc gia

Một phần của loạt bài về
Lịch sử Đức
Buổi đầu lịch sử
Người German
Giai đoạn Di cư
Đế quốc Frank
Đức trung cổ
Đông Frank
Vương quốc Đức
Đế quốc La Mã Thần thánh
Định cư ở phía đông
Chủ nghĩa địa phương
Xây dựng một nhà nước
Liên bang Rhein
Liên bang Đức & Zollverein
Cách mạng Đức (1848–1849)
Liên bang Bắc Đức
Thống nhất nước Đức
Đế quốc Đức
Đế quốc Đức
Thế chiến I
Cộng hòa Weimar
Saar, Danzig, Memel, Áo, Sudeten
Đức Quốc xã
Thế chiến II
Hậu chiến Nước Đức từ năm 1945
Chiếm đóng + Ostgebiete
Trục xuất người Đức
Tây Đức, Saar & Đông Đức
Tái thống nhất nước Đức
Hiện nay
Cộng hoà Liên bang Đức
Các chủ đề
Lịch sử quân sự Đức
Thay đổi lãnh thổ Đức
Biểu thời gian lịch sử Đức
Lịch sử ngôn ngữ Đức
Chủ đề Đức
Ba bang của Đức và Berlin bị chia cắt cuối năm 1949. Cộng hoà Liên bang Đức (Tây Đức) gồm các vùng chiếm đóng của Hoa Kỳ, Anh, Pháp (trừ Saarland). Cộng hoà Dân chủ Đức (Đông Đức) được thành lập từ Vùng Liên Xô.

Ở cuối cuộc chiến, chính quyền Xô viết dùng vũ lực thống nhất các thành viên của Đảng Cộng sản ĐứcĐảng Dân chủ Xã hội bên trong Đảng Thống nhất Xã hội chủ nghĩa (SED), đảng này giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1946 với sự hỗ trợ của áp lực Xô viết và sự tuyên truyền về tính tàn bạo của Phát xít. Toàn bộ tài sản và ngành công nghiệp được quốc hữu hoá, và Cộng hoà Dân chủ Đức được tuyên bố thành lập ngày 7 tháng 10 năm 1949, với một hiến pháp mới đề cao chủ nghĩa xã hội và trao cho SED quyền lực tuyệt đối bên trên Mặt trận Quốc gia và những đảng chính trị khác, với "các danh sách thống nhất" được SED đưa ra để đảm bảo sự kiểm soát của họ. Lãnh đạo đầu tiên của Đông Đức là Wilhelm Pieck, Tổng thống đầu tiên (và duy nhất) của Cộng hoà Dân chủ Đức. Tuy nhiên, sau năm 1950 quyền lực thực sự nằm trong tay Walter Ulbricht, thư ký thứ nhất của SED cầm quyền.

Cho tới năm 1952, Cộng hoà Dân chủ Đức gồm các bang Mecklenburg-Vorpommern, Brandenburg, Saxony-Anhalt, Thuringia, Saxony và thủ đô, Đông Berlin. Các khu vực hành chính này gần như tương ứng với các bang (Länder) và tỉnh (Provinzen) thời trước chiến tranh trong khu vực Đông Đức do Liên bang Xô viết quản lý theo các điều khoản của Thoả thuận Potsdam hậu chiến. Hai phần nhỏ còn sót lại của các bang đã bị Ba Lan sáp nhập sau cuộc chiến (PomeraniaHạ Silesia) vẫn thuộc Cộng hoà Dân chủ Đức và được nhập vào cách lãnh thổ bên cạnh. Trong cuộc cải cách hành chính năm 1952, các bang bị xoá bỏ và được thay thế bởi 14 quận nhỏ hơn. Các quận được đặt tên theo thủ phủ của chúng: Rostock, Neubrandenburg, Schwerin, Potsdam, Frankfurt (Oder), Magdeburg, Cottbus, Halle, Leipzig, Erfurt, Dresden, Karl-Marx-Stadt (đã được đặt tên Chemnitz cho tới năm 1953 và lại là tên này từ năm 1990), Gera, và Suhl. Đông Berlin được công nhận là một quận năm 1961.

Sự bồi thường chiến tranh cho Xô viết, được lấy toàn bộ từ vùng chiếm đóng phía đông, gây một hậu quả nghiêm trọng trên nền kinh tế Đông Đức. Trong những giai đoạn chiếm đóng đầu tiên (đặc biệt năm 1945 và 1946), Hồng quân chiếm khoảng một phần ba trang thiết bị công nghiệp từ Đông Đức và chuyển về Liên Xô, với một khoản bồi thường $10 tỷ nữa đầu thập kỷ 1950 dưới hình thức các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp.[3] Sự phát triển ngày càng nhanh của kinh tế Tây Đức đã khiến một số lớn người Đông Đức bỏ chạy sang phía tây. Từ thập niên những năm 50, người Đông Đức đã rời vùng Xô viết để di cư sang phía tây. Cuộc di cư diễn ra càng làm kinh tế Đông Đức trì trệ. Biên giới giữa hai nhà nước Đức đã gần như bị đóng cửa hoàn toàn hồi giữa thập niên 1950 (xem Biên giới nội bộ Đức). Vì viễn cảnh kiếm được lương cao hơn ở phía tây, nhiều công nhân lành nghề (như bác sĩ) đã bỏ sang phía tây, gây ra một cuộc 'chảy máu chất xám' ở phía đông. Tuy nhiên, buổi tối ngày 13 tháng 8 năm 1961, quân đội Đông Đức đã ngăn biên giới giữa Đông và Tây Berlin và bắt đầu xây dựng Bức tường Berlin, ngăn cách hoàn toàn Đông với Tây Berlin. Việc đi lại bị giới hạn chặt chẽ. Bộ an ninh nhà nước (hay Stasi), một lực lượng an ninh có hiệu quả cao, giám sát cuộc sống của các công dân Đông Đức thông qua mạng lưới chỉ điểm, nhân viên khắp nơi của mình.

Ngày 16 tháng 6 năm 1953, sau một quota sản xuất tăng 10% công nhân xây dựng đại lộ mới ở Đông Berlin, Stalinallee (ngày nay được gọi là Karl-Marx-Allee), những cuộc tuần hành của các công nhân bất bình nổ ra ở Đông Berlin. Ngày hôm sau những cuộc biểu tình phản kháng lan khắp Đông Đức với hơn một triệu người đình công và biểu tình trong 700 cộng đồng. Lo sợ một cuộc bạo động, chính phủ yêu cầu quân đội chiếm đóng Xô viết trợ giúp và vào buổi sáng ngày 18 xe tăng cùng binh sĩ được triển khai trấn áp những người biểu tình. Nhưng bạo động vẫn nổ ra, làm khoảng năm mươi người chết và một làn sóng bắt giữ, bỏ tù lên tới hơn 10.000 người.[4] Sự quá cảnh giữa Tây và Đông Berlin là khá tự do ở thời điểm ấy, có nghĩa rằng những người biểu tình và những hành động trấn áp biểu tình của Liên Xô đã được nhiều nhà quan sát phương Tây ghi nhận.

Năm 1971, Ulbricht bị buộc phải rời chức vụ lãnh đạo nhà nước dưới áp lực của Liên Xô và được thay thế bằng Erich Honecker. Ulbricht đã thử nghiệm một số cải cách, nhưng Honecker đã chặn lại và áp đặt một hiến pháp mới sử dụng từ "người Đức" một cách rất tiết kiệm và định nghĩa đất nước như một nền "cộng hoà của công nhân và nông dân." Dưới thời Honecker, Đông Đức dần được coi là thành viên có nền kinh tế phát triển nhất của Khối hiệp ước Warszawa[cần dẫn nguồn].

Tới thập niên 1970, Tây Đức coi Đông Đức như một nhà nước trái pháp luật, và theo Học thuyết Hallstein từ chối các quan hệ ngoại giao với bất kỳ nước nào (ngoại trừ Liên bang Xô viết) công nhận Đông Đức là một quốc gia riêng biệt. Đầu thập niên 1970, Ostpolitik do Willy Brandt chỉ đạo tiến hành một hình thức công nhận song phương giữa Đông và Tây Đức. Hiệp ước Moscow (tháng 8 năm 1970), Hiệp ước Warsaw (tháng 12 năm 1970), Thoả thuận của Bốn Cường quốc về Berlin (tháng 9 năm 1971), Thoả thuận Quá cảnh (tháng 5 năm 1972), và Hiệp ước Căn bản (tháng 12 năm 1972) giúp bình thường hoá quan hệ giữa Đông và Tây Đức và dẫn tới việc cả hai nước Đức cùng gia nhập Liên hiệp quốc. Cộng hoà Dân chủ Đức là một thành viên Liên hiệp quốc từ năm 1972 cho tới khi chấm dứt tồn tại vào năm 1989.

Ngoại giao thể thao

Sự cạnh tranh với phía Tây cũng được tiến hành cả trong lĩnh vực thể thao. Các vận động viên Đông Đức đã giành chiến thắng tại nhiều môn thi Olympic. Đáng chú ý nhất là trận bóng đá duy nhất giữa Đông và Tây Đức, tại vòng bảng 1974 World Cup. Dù Tây Đức là nước chủ nhà và cuối cùng giành chức vô địch, Đông Đức đã thắng Tây Đức với tỷ số 1-0.

"Wende"

Năm 1989, sau sự giận dữ của công chúng về các kết quả của cuộc bầu cử chính quyền địa phương vào mùa xuân năm đó, mà bị cho là gian lận, nhiều công dân xin visa đi ra nước ngoài, hay rời bỏ đất nước một cách bất hợp pháp. Tháng 8 năm 1989 Hungary bãi bỏ các hạn chế biên giới của họ và mở cửa biên giới và hơn 13.000 người đã rời bỏ Đông Đức bằng cách đi qua biên giới "xanh" qua Tiệp Khắc vào Hungary và sau đó vào Áo và Tây Đức.[5] Nhiều người khác biểu tình chống lại đảng cầm quyền, đặc biệt tại thành phố Leipzig. Kurt Masur, người chỉ huy Leipzig Gewandhaus Orchestra dẫn đầu đoàn đàm phán địa phương với chính phủ, và tổ chức các cuộc gặp gỡ với dân chúng trong nhà hát.[6] Cuối cùng cuộc biểu tình đã buộc Erich Honecker phải từ chức vào tháng 10, và ông bị thay thế bởi một nhân vật Cộng sản ôn hoà hơn, Egon Krenz.

Ngày 9 tháng 11 năm 1989, vài đoạn của Bức tường Berlin bị phá vỡ, lần đầu tiên hàng ngàn người Đông Đức vượt qua chạy vào Tây Berlin và Tây Đức. Ngay sau đó, đảng cầm quyền tại Đông Đức rút lui. Dù có một số nỗ lực nhỏ nhằm tạo lập một nhà nước dân chủ Đông Đức, chúng nhanh chóng bị vùi lấp bởi những kêu gọi thống nhất với Tây Đức. Sau một số cuộc đàm phán (những cuộc đàm phán 2+4 được tổ chức liên quan tới hai nhà nước Đức và các cựu Cường quốc Đồng Minh (Hoa Kỳ, Pháp, Anh, và Liên bang Xô viết) dẫn tới thoả thuận về các điều kiện thống nhất nước Đức. Năm bang cũ của Đông Đức từng bị xoá bỏ năm 1952 được khôi phục. Ngày 3 tháng 10 năm 1990, năm bang chính thức gia nhập Cộng hoà Liên bang Đức, trong khi Đông và Tây Berlin thống nhất như một thành bang thứ ba (theo cùng kiểu như BremenHamburg).

Tới ngày nay, vẫn còn có những khác biệt lớn giữa cựu Đông và Tây Đức (ví dụ, cách sống, sự giàu có, niềm tin chính trị và các yếu tố khác) và vì thế mọi người vẫn thường nói tới sự khác biệt giữa đông và tây. Nền kinh tế đông Đức đã nỗ lực lớn từ khi thống nhất, và những khoản trợ cấp lớn vẫn đang chảy từ tây sang đông.

Khu vực cũ của Đông Đức thường được so sánh với vùng Nam Ý chưa phát triển và miền Nam Hoa Kỳ trong quá trình Tái thiết sau Chiến tranh Nội địa Hoa Kỳ. Trong khi kinh tế Đông Đức hồi phục gần đây, sự khác biệt giữa Đông và Tây vẫn còn tồn tại.

Theo khảo sát của Pew Research Center vào năm 2019, có 91% người Đông Đức nghĩ rằng việc thống nhất nước Đức là một điều tốt, chỉ có 8% nghĩ ngược lại[7]. Sự hài lòng về cuộc sống ở Đông Đức đã tăng rõ rệt kể từ khi đất nước được thống nhất, vào năm 1991 chỉ 15% những người sống ở Đông Đức cũ cho biết mức độ hài lòng cuộc sống của họ là 7, 8, 9 hoặc 10 trên thang điểm 0-10, đến năm 2019 con số này đã tăng vọt lên 59%.[8] Tuy vậy, theo báo cáo của Viện Kurber thì 57% dân số Đông Đức cảm thấy họ bị phân biệt đối xử như những "công dân hạng hai". Chỉ 38% những người được hỏi ở miền Đông, trong đó 20% người dưới 40 tuổi, tức là những người ít hiểu biết về Cộng hòa Dân chủ Đức, tin rằng sự thống nhất đã thành công[9] Nhiều người dân ở Đông Đức vẫn hoài niệm về thời kỳ Đông Đức trước đây, khi đó mọi người được học tập miễn phí và ai cũng có việc làm. Trong khi đó, một số người dân Tây Đức lại có thái độ không thiện cảm với người Đông Đức vì cho rằng họ phải gánh trách nhiệm kinh tế cho những người phía Đông[10].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cộng_hòa_Dân_chủ_Đức http://www.cbc.ca/sports/amateur/story/2006/12/13/... http://www.axishistory.com/index.php?id=5528 http://colnect.com/en/stamps/series/country/2979 http://www.country-studies.com/germany/population-... http://findarticles.com/p/articles/mi_m1052/is_n4_... http://www.germannotes.com/hist_east_wall.shtml http://sports.espn.go.com/oly/news/story?id=269603... http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=9D0... http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?sec=hea... http://www.nytimes.com/2004/01/26/sports/otherspor...